Xuất khẩu dệt may thu về hơn 26 tỷ trong 8 tháng

8 tháng, xuất khẩu dệt may đạt 26 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021. Mảng may vẫn ghi nhận tăng trưởng dương, trong khi mảng sợi lại có xu hướng giảm mạnh.

Trong báo cáo ngành dệt may, CTCK Mirae Asset cho biết trong tháng 8, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 9% so với tháng 7 và tăng 43% cùng kỳ năm 2021. Như vậy sau khi giảm tốc ở tháng. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu dệt may đạt 26 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoạt động sản xuất mảng may mặc vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm tăng lần lượt 28% và 2,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số sử dụng lao động ngành may mặc tính đến đầu tháng 8 ghi nhận tăng 1,3% so với tháng 7 và tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2021.

Mirae Asset cho rằng mảng may ở Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng khi tăng trưởng bán lẻ ở Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã hồi phục 2,3% vào tháng 7, dù mức này vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 4,6% trong quý II.

 

Xuất khẩu dệt may thu về hơn 26 tỷ trong 8 tháng

 

Trong khi đó, thị trường thời trang Hàn Quốc, Canada lại có dấu hiệu chững lại. Chỉ tăng 8,2% và 19,8% trong tháng 7. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn mức nền 15% và 55,4% ở hai thị trường trong quý II.

Trái sự tích cực của mảng may. Xuất khẩu sợi trong tháng 8 lại ghi nhận giảm 30% so với cùng năm 2021, đạt 340 triệu USD. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu sợi đạt 3,4 tỷ USD, giảm 6%.

Xét về lượng. Xuất khẩu sợi trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm ước đạt 120 nghìn tấn và 1 triệu tấn. Giảm lần lượt 23% và 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Mirae Asset cho rằng doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng khi ngành dệt ở Trung Quốc giảm 4,8% trong tháng 7, tiếp tục ở mức tiêu cực.

Với việc kiên trì theo đuổi chính sách giãn cách nhằm kiểm soát dịch COVID. Hoạt động dệt may ở Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu bị ảnh hưởng nặng khi sản xuất trang phục cũng đi xuống. Kéo theo nhu cầu của sợi suy giảm.

“Nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế ảm đạm đặc biệt là Mỹ với GDP quý II giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021 và nguy cơ nền kinh tế EU gặp rủi ro liên quan đến vấn đề khí đốt. Việc này sẽ khiến tăng trưởng chuỗi giá trị ngành dệt may toàn cầu suy giảm”, Mirae Asset nhận định.

 

 

Theo vietnambiz

Xem thêm tin tức khác tại đây