VASEP cho biết giá cá tra đông lạnh xuất khẩu trong tháng 8 đạt 2,81 USD/kg; mức thấp nhất trong 6 tháng qua. Trong đó, giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt mức cao nhất 5 USD/kg. Philippines ở mức thấp nhất với 1,57 USD/kg.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 8, xuất khẩu cá tra đạt 195 triệu USD. Tăng nhẹ so với tháng 7 và tăng 123% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng trưởng này không phản ánh xu hướng quá khả quan vì tháng 8/2021 là thời điểm đỉnh dịch COVID-19, xuất khẩu giảm sâu.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đã chạm mốc 1,8 tỷ USD. Tăng 81% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 23,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
VASEP cho biết thêm giá cá tra đông lạnh xuất khẩu trong tháng 8 đạt 2,81 USD/kg, mức thấp nhất trong 6 tháng qua. Trong đó, giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt mức cao nhất 5 USD/kg, lại là mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Giá cá tra đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,39 USD/kg trong tháng 8; Giá cá tra xuất khẩu sang Phillippines có mức thấp nhất trong các thị trường, đạt 1,57 USD/kg.
Tính chung 8 tháng đầu năm; giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, bình quân giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,64 USD/kg. Trung Quốc đạt 2,47 USD/kg. Mexico đạt 2,75 USD/kg. Thái Lan đạt 2,15 USD/kg và sang Brazil đạt 3,2 USD/kg.
Trong tháng 8, xuất khẩu cá tra sang nhiều thị trường có tín hiệu tích cực; với xu hướng cao hơn so với tháng 7.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 61 triệu USD. Tăng 37% so với tháng 7 và gần gấp đôi so với doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ. VASEP cho răng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc sẽ tiếp tục khả quan hơn trong những tháng tới.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã phục hồi 4% so với tháng 7 nhưng doanh số vẫn khá khiêm tốn 33 triệu USD.
VASEP dự đoán xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ khả quan hơn trong tháng 9, tháng 10 khi lượng tồn kho giảm dần và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho cuối năm và năm 2023.
Hơn nữa, lạm phát ở Mỹ được dự báo vẫn tiếp tục nóng trong những tháng cuối năm, sẽ khiến tiêu thụ thực phẩm và thuỷ sản của nước này hướng tới sản phẩm giá hợp lý như cá tra.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 18 (POR18) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/7/2021 đối với cá tra của Việt Nam.
Theo đó, DOC đã giữ nguyên mức thuế CBPG đang áp dụng đối với từng công ty căn cứ vào kết quả của các đợt rà soát gần nhất trước đó. Do vậy, quyết định này không tác động đến chiều hướng xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm nay.
Các thị trường khác như Brazil, Thái Lan, Colombia, Nhật Bản, Malaysia đều có xu hướng tăng nhập khẩu cá tra trong tháng 8.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang Mexico giảm 28%, Anh giảm 17%. Canada giảm 35%, Australia giảm13%, EU giảm 10%.
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất gồm Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông Seafood, Nam Việt, IDI Corp và Công ty TNHH Chế biến thủy sản Vạn Đức, Tiền Giang, với tổng doanh số chiếm 37% tổng giá trị XK cá tra 8 tháng đầu năm nay.
VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra của các thị trường sẽ tăng trở lại vào một vài tháng tới. Biến động tăng trưởng vẫn phụ thuộc vào hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ.
Với kết quả hiện nay và xu hướng hồi phục nhẹ trong vài tháng tới. Kim ngạch cá tra năm 2022 có thể ghi nhận mốc kỷ lục 2,5 – 2,6 tỷ USD; cao hơn 56% so với năm 2021.
Theo Vietnambiz
Xem thêm một số tin tức khác tại đây