Thứ trưởng Công Thương nêu lý do thị trường vẫn thiếu xăng

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, giá thế giới tăng mạnh, các doanh nghiệp đầu mối bị lỗ nên nhập cầm chừng, cắt chiết khấu dẫn tới thị trường bị thiếu xăng.

Bộ Công Thương cho biết tổng nguồn xăng dầu cả nước (theo kế hoạch sản xuất trong nước của hai nhà máy lọc dầu và nhập khẩu của doanh nghiệp) đến hết tháng 10 đạt 18,6 triệu tấn. Bằng gần 90% nhu cầu tiêu dùng cả năm. Tuy vậy, thực tế thị trường vẫn thiếu xăng cục bộ, đứt gãy ở một số phân khúc.

Ông Đỗ Thanh Hán, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Thắng, một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với 8 cửa hàng bán lẻ tại Bình Dương, cho hay hiện các cây xăng của ông vẫn mở cửa nhưng với nguồn cung thấp. Mỗi cửa hàng chỉ đủ xăng bán trong ngày. “Chịu chiết khấu 0 đồng nhưng để nhập được xăng bán cho người tiêu dùng vẫn rất vất vả”, ông Hán nói.

Giám đốc hệ thống phân phối có 10 cửa hàng ở TP HCM cũng xác nhận điều này.  Các cửa hàng được cung ứng rất nhỏ giọt. Nhiều đầu mối lớn phải “thắt lưng buộc bụng” để chia sẻ với đơn vị phân phối. Nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.

Giải thích thực trạng

Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, vừa qua giá thế giới tăng mạnh 57-85% so với cùng kỳ 2021 nên doanh nghiệp xăng dầu bị lỗ. Bởi họ đã nhập khẩu khối lượng lớn với giá cao. Sau đó giá lại giảm và chi phí kinh doanh chưa được tính đúng, đủ… Điều này khiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu mối tư nhân thu hẹp kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu cầm chừng và cắt giảm các chi phí, trong đó có cắt chiết khấu khâu bán hàng, dẫn tới hàng bán ra bị đứt đoạn.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, nguồn sản xuất từ hai nhà máy lọc dầu trong nước 10 tháng đầu năm nay cũng mới đạt 9,7 triệu m3/tấn. Thấp hơn kế hoạch năm khoảng 170.000 m3/tấn. Tức là thị trường thiếu lượng xăng dầu tương ứng. Một số doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam bị tước giấy phép do vi phạm hành chính. Số khác bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan do không đáp ứng điều kiện về kết nối dữ liệu điện tử, nên ảnh hưởng tới nguồn cung thực tế.

“Một cửa hàng đóng cửa, không có xăng dầu thì đều có trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trong đó có Bộ Công Thương”, Thứ trưởng Công Thương nói.

lý do thị trường thiếu xăng

Mấu chốt là gì?

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mấu chốt hiện nay vẫn là nguồn cung xăng dầu trên thế giới khó khăn. Việt Nam không nằm trong đối tượng ưu tiên bán của các nước. Trong khi đó, các nước EU đang mua gom nguồn từ các quốc gia để đảm bảo đủ nhiên liệu cho mùa đông sắp tới. Khi họ cấm vận dầu Nga.

Mặt khác, doanh nghiệp còn kinh doanh lỗ, ông Hải nhìn nhận, biện pháp hành chính đưa ra sẽ không có nhiều tác dụng. “Chỉ có cách giúp doanh nghiệp có lãi trở lại, ít nhất hoà vốn. Tức là phải tính đúng, đủ các chi phí và giúp họ tiếp cận tín dụng vay ngân hàng… mới giải quyết dứt điểm tình trạng hiện nay”, ông nói.

Hiện Bộ Tài chính đang rà soát, tính toán để điều chỉnh tiếp chi phí kinh doanh xăng dầu vào ngày 21/11 tới. Trước đó, từ 11/11, chi phí kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Tài chính tăng thêm 290-560 đồng với xăng và dầu là 160-660 đồng một lít.

Diễn biến xăng, dầu từ đầu năm đến nay

lý do thị trường thiếu xăng

lý do thị trường thiếu xăng

Đánh giá về tình hình tới đây

Theo Thứ trưởng Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới vẫn biến động phức tạp. “Năm nay là năm dị biệt của thị trường xăng dầu. Chúng ta cũng cần nhìn nhận vấn đề nguồn cung hiện nay khác bình thường một chút”, Thứ trưởng Hải nêu quan điểm.

Hơn một lần, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, điều hành xăng dầu từ Chính phủ, bộ, ngành theo đúng quy định Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Ông nói, hiện nay điều hành xăng dầu phải đảm bảo ba nhóm lợi ích: 100 triệu dân, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu là nguyên liệu sản xuất; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ do chịu bất lợi về giá thế giới và tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. “Chúng ta đa mục tiêu trong điều hành xăng dầu, nhưng công cụ điều hành lại hạn chế”, Thứ trưởng Công Thương đánh giá.

Giải thích tình hình

Công cụ điều hành xăng dầu hiện nay gồm Quỹ bình ổn; công cụ thuế, phí nhưng giảm thuế, phí lại có lợi phần lớn cho doanh nghiệp dùng nhiều xăng dầu, người dân. Còn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được lợi. “Ba mục tiêu trên đều quan trọng nhưng tuỳ tình hình cân nhắc ưu tiên mục tiêu nào hơn. Lúc này cần quan tâm nhiều hơn tới doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để đảm bảo nguồn cung”, ông Hải nói.

Công cụ điều hành tiếp theo thường được các nước sử dụng trong tình huống đặc biêt là dự trữ quốc gia. Song nguồn này của Việt Nam đang khá mỏng, tương đương 5-7 ngày sử dụng. Hiện Chính phủ giao các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia. Hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu.

“Nhà nước sẽ phải đầu tư không ít nhưng chúng ta cần phải có kho dự trữ xăng dầu riêng. Tách bạch với dự trữ của doanh nghiệp, nếu vẫn như hiện nay sẽ rất khó khăn”, ông Hải bổ sung và hy vọng thị trường xăng dầu trong nước sớm ổn định trở lại.

Nguồn VNExpress