Hiệp hội Sữa Việt Nam muốn nhập khẩu thêm 600.000 – 800.000 tấn đường

Hiệp hội Sữa Việt Nam muốn nhập khẩu thêm 600.000 – 800.000 tấn đường

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường ước đạt gần 2 triệu tấn. Nhưng sản xuất trong nước chỉ ước đạt 741.000 tấn. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu khoảng 600.000 tấn.

Mới đây, Hiệp hội Sữa Việt Nam có công văn số 67 gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; kiến nghị về chính sách nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện theo hạn ngạch thuế quan năm 2022.

Theo công văn. Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước ước đạt gần 2 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đường trong nước sản xuất chỉ ước đạt 741.000 tấn. Tổng lượng đường nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 6/2022 ước khoảng 600.000 tấn.

Do đó, Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị Phó Thủ tướng Lê Văn Thành bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thêm 600.000 – 800.000 tấn để đảm bảo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước (tỷ lệ phân bổ 70% đường thô và 30% đường tinh luyện).

Về thời gian tổ chức phân giao hạn ngạch. Hiệp hội kiến nghị tổ chức thêm hai đợt đấu giá giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường vào tháng 10/2022 và tháng 11/2022.

 

 

Bên cạnh đó. Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tăng cường thiết lập cơ chế nhập khẩu đối với đường thô và đường tinh luyện linh hoạt hơn so với các chính sách hiện hành.

Công văn cũng cho hay nhiều thành viên của hiệp hội nhận thấy; thay vì chú trọng vào các biện pháp phòng vệ thương mại như hiện nay chính phủ có thể cân nhắc ban hành các chính sách mang tính định hướng chiến lược đối với ngành mía đường. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo Hiệp hội sữa Việt Nam. Các biện pháp phòng vệ thương mại thường chỉ mang lại tín hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành mía đường trong nước nhưng lại tác động và ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có sử dụng đường như một nguyên liệu để sản xuất.

Cụ thể. Đối với sản phẩm sữa đặc có đường mà một số thành viên của Hiệp hội đang sản xuất. Đường là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất ra thành phẩm với tỷ lệ đường trong sản phẩm chiếm khoảng 40-45%. Do đó, khi đường bị áp thuế chống bán phá giá. Đồng thời chống trợ cấp làm cho giá đường nguyên liệu tăng cao. Dẫn đến giá thành một hộp sữa đặc có đường 380 gram tăng gần 10% so với trước đây.

 

 

Theo Vietnambiz

 

Xem thêm một số tin tức khác tại đây