Mỹ xuất khẩu dầu kỷ lục bất chấp phản đối của Nhà Trắng

Mỹ xuất khẩu dầu kỷ lục bất chấp phản đối của Nhà Trắng

Tuần trước, các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hơn 11 triệu thùng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ tinh chế ra nước ngoài mỗi ngày. Mặc cho Nhà Trắng kêu gọi tích trữ nhiên liệu để ổn định giá cả trong nước.

Mỹ đang xuất khẩu lượng dầu kỷ lục ra nước ngoài. Đồng thời củng cố vai trò là nhà cung cấp dầu lớn; nhằm giúp thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến sự Nga-Ukraine gây ra. Cùng lúc đó, căng thẳng xoay quanh giá xăng bán lẻ lại đang bùng lên tại Mỹ. Tờ Financial Times cho biết.

Theo dữ liệu công bố ngày 26/10 bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Tổng lượng dầu thô và các sản phẩm tinh chế xuất khẩu của nước này đã tăng vọt lên 11,4 triệu thùng/ngày vào tuần trước. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, Mỹ đã xuất khẩu lượng dầu thô kỷ lục 5,1 triệu thùng/ngày. Lượng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế là 6,3 triệu thùng/ngày. Thấp hơn kỷ lục thiết lập hồi đầu tháng là 7 triệu thùng.

Con số tuần rồi cao hơn gần 2 triệu thùng/ngày so với tuần trước đó. Bất chấp áp lực từ phía Washington. Nhà Trắng đang gây sức ép buộc doanh nghiệp giảm lượng dầu bán sang nước ngoài và tích trữ trong nước nhằm kiềm chế giá xăng trước kỳ bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden không loại trừ phương án kiểm soát xuất khẩu nhiên liệu. Hồi tháng 8, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm đã viết thư gửi các nhà máy lọc dầu nhằm kêu gọi họ tích trữ nhiên liệu để tránh “các yêu cầu bổ sung của liên bang hoặc những biện pháp khẩn cấp khác”.

 

 

Khả năng Mỹ hạn chế xuất khẩu dầu mỏ một lần nữa nổi lên sau khi OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng hồi đầu tháng, tuần trước, chính quyền ông Biden nói rằng “mọi phương án” đều đang được xem xét “để đảm bảo nguồn cung trong nước”.

Động thái kiểm soát xuất khẩu có nguy cơ khiến những nước phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ tức giận. Các công ty dầu mỏ đã cảnh báo rằng lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế có thể làm tăng giá nhiên liệu trong nước. Đồng thời làm khó các đồng minh của Mỹ trong thời điểm giao tranh.

Mỹ đã đóng vai trò là nhà cung cấp quan trọng cho thị trường năng lượng toàn cầu kể từ cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến hơn một thập kỷ trước. Vai trò của Mỹ ngày càng lớn hơn sau khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm vận lên dầu thô Nga để trừng phạt cuộc tấn công vào Ukraine.

Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu dầu lớn. Tuần trước. Trung bình mỗi ngày; Mỹ nhập khẩu 6,2 triệu thùng dầu thô từ những nước bao gồm Canada và Arab Saudi. Một phần trong số đó sẽ tiếp tục được xuất khẩu sau khi được tinh chế thành xăng hoặc dầu diesel.

 

 

Tuần trước, Tổng thống Biden khẳng định ông “đang làm mọi thứ có thể” để hạ nhiệt giá xăng. Giá đã giảm đáng kể sau khi chạm mức kỷ lục trong mùa hè năm nay. Tuy nhiên, mức giá 3,76 USD/gallon hiện nay vẫn cao hơn 60% so với thời điểm ông nhậm chức.

Giá diesel, loại nhiên liệu cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp; vẫn chưa chưa đi xuống rõ rệt từ đỉnh như xăng. Mức giá hiện tại 5,32 USD/gallon gần gấp đôi thời điểm ông Biden bước vào Nhà Trắng.

Tồn kho sản phẩm chưng cất của Mỹ. Bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, đạt 106 triệu thùng vào tuần trước. Thấp hơn khoảng 20% so với mức trung bình 5 năm. Ông Biden đã lệnh cho các quan chức chuẩn bị giải phóng thêm dầu từ Kho Dự trữ dầu Chiến lược (SPR); trong bối cảnh đợt mở bán kỷ lục được công bố vào tháng 3 đi đến hồi kết.

Việc xả kho dự trữ dầu và tăng cường xuất khẩu đã đưa dự trữ dầu mỏ nói chung của Mỹ xuống khoảng 1,6 tỷ thùng. Mức thấp nhất kể từ năm 2005. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng ứng phó của Mỹ trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn lớn.

 

 

Theo Vietnambiz

 

Xem thêm một số tin tức khác tại đây