Đồng Tháp, An Giang hiện tiếp tục ghi nhận nhiều cây xăng đóng cửa, ngưng bán do thiếu nguồn cung.
Tại An Giang. Đoàn kiểm tra Quản lý thị trường hôm qua ghi nhận 21 cửa hàng hết xăng dầu (2 hết xăng, 19 hết dầu). Hôm nay, nhiều cây xăng vẫn đóng cửa.
Ngoài ra, ba cây xăng đóng cửa không có lý do. Cục quản lý thị trường yêu cầu các chủ cửa hàng này nếu không kinh doanh, phải liên hệ Sở Công Thương trả giấy phép.
Hiện có khoảng 20 chủ cửa hàng gửi thông báo tạm dừng kinh doanh do hoa hồng thấp, thua lỗ hoặc đau ốm. Sở Công Thương An Giang cho biết đang xem xét chấp thuận một trường hợp do chủ cây xăng điều trị bệnh theo chỉ định.
Nhiều cây xăng đóng cửa cũng được ghi nhận tại Đồng Tháp.
Lý do chủ yếu là nguồn hàng không đủ bán, một số trường hợp chủ cửa hàng tuổi cao không còn khả năng duy trì hoạt động. Chuẩn bị bàn giao cho nhà đầu tư mới hoặc lãi không đủ chi phí vận hành,…
Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường, cho rằng hiện nay quy định về dự trữ nguồn hàng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp đầu mối và phân phối. Còn với cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì chưa.
Do đó, khi kiểm tra rất khó xử lý với cây xăng hết hàng. “Trong tình hình mới. Cần có quy định cho các cây xăng phải có dự trữ hàng trong thời gian nhất định để họ chủ động nhập hàng, tránh thiếu cục bộ”. Bà Huệ đề xuất.
Cách đây 4 ngày, Cục Quản lý thị trường An Giang tổ chức họp với các đơn vị liên quan để trao đổi, bàn giải pháp ổn định thị trường xăng dầu.
Ông Hồng Phong, Chủ tịch Công ty TNHH MTV xăng dầu An Giang (Petrolimex An Giang. Chiếm 26% thị phần của tỉnh) nhận định, 6 tháng đầu năm, giá nhiên liệu tăng giảm đan xen. Khi giá giảm sâu, các doanh nghiệp đầu mối. Thương nhân phân phối thường giảm dự trữ tồn kho để giảm lỗ. Do đó, khi giá đảo chiều tăng mạnh. Nguồn xăng dầu tồn kho thấp dẫn đến thiếu nguồn cung cục bộ ra thị trường.
Hiện nay, ông cho biết nhiều cây xăng bán lẻ trên địa bàn đóng cửa. Dẫn đến áp lực mua hàng dồn về các cây xăng của hệ thống Petrolimex. “Có thời điểm nhu cầu tăng 60% so với mức bình quân. Nếu nguồn cung trên địa bàn tiếp tục thiếu, chúng tôi cũng khó cầm cự nổi”, ông Phong nói.
Đại diện doanh nghiệp này kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra đầu mối cung ứng. Buộc họ có trách nhiệm với hệ thống bán lẻ đã ký kết; cơ quan quản lý cũng nên điều chỉnh giá xăng dầu đúng ngày, đúng chu kỳ không kể thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết; tính toán chi phí định mức kinh doanh và lợi nhuận phù hợp,…
Ông Nguyễn Ngọc Thới, chủ doanh nghiệp tư nhân An Kiên, nhìn nhận doanh nghiệp nào kinh doanh cũng muốn có lãi. Thế nhưng, khi giá nhiên liệu tăng, hoa hồng bằng 0. Điều này khiến các địa lý, thương nhân phân phối rất khó khăn.
“Nhận hàng mà hoa hồng bằng 0, chúng tôi lỗ chi phí vận chuyển. Nếu kéo dài thì không bù đắp nổi”. Ông nói.
Trong khi đó, tình hình cung ứng xăng dầu ở các tỉnh khác như Bình Dương, TP HCM, Hà Nội bớt căng thẳng hơn.
Giám đốc một doanh nghiệp phân phối xăng dầu ở Bình Dương cho biết lượng xăng nhập về cửa hàng 3 ngày qua đã ổn định hơn. Riêng với dầu, từ tối 7/9. Các đầu mối cung ứng vừa đủ để 8 cửa hàng của ông có thể hoạt động cầm chừng.
Lãnh đạo 12 cửa hàng xăng dầu ở TP HCM cũng cho hay đã nhập đủ nguồn xăng và dầu để cung ứng cho thị trường. “Mặc dù không quá dồi dào. Chúng tôi cam kết không để thiếu hụt hay đóng cửa cây xăng”, ông nói.
Trong bối cảnh căng thẳng nguồn cung xăng dầu. Bộ Công Thương ngày 6/9 đã quyết định tạm dừng việc tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp đầu mối. Việc xử phạt này “sẽ được áp dụng trong thời điểm phù hợp”.
Theo VNEXPRESS
Xem thêm một số tin tức khác tại đây