Sở Công Thương TP HCM : ‘Sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong 10 ngày tới’

Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu TP HCM đang tăng lượng lớn nguồn hàng về TP HCM để đảm bảo nguồn cung trong 10 ngày tới. Theo Sở Công Thương.

Chia sẻ tại buổi họp báo chiều 12/10, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, tính đến 12h trưa nay, nhu cầu tiêu thụ xăng của người dân đã giảm, tình trạng đổ xô đi mua không còn, giảm áp lực lên nguồn cung xăng dầu.

“Với 137 cửa hàng xăng hôm qua tạm hết hàng, nay đã phục hồi gần 68%. Các doanh nghiệp cũng đã tăng nguồn cung nên thị trường tạm thời ổn định”, ông Vũ nói.

Theo khảo sát, tình trạng các cây xăng hết hàng đã giảm so với hôm qua. Nhiều cây xăng ngưng hoạt động tối hôm trước, sáng nay đã có hàng để bán cho khách.

“Hiện, người dân cũng đã không còn đổ xô mua xăng nên chúng tôi bớt áp lực hơn”. Nhân viên cây xăng trên đường Nguyễn Oanh (Gò Vấp) nói.

Tương tự, tại cây xăng trên đường Thông Nhất, Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp), Phan Đăng Lưu (Bình Thạnh), trưa nay ghi nhận lượng khách ghé mua đã giảm 50% so với hôm trước. Nhân viên các cây xăng này cho biết đã được tăng cường nguồn hàng từ sáng sớm.

 

 

 

Theo ông Vũ, Sở Công Thương cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp lớn như Petrolimex, Sài Gòn Petro, Mipec, PV Oil tăng lượng hàng để cung ứng cho các doanh nghiệp không chỉ trong hệ thống mà cả các đơn vị phân phối nhượng quyền.

Ông Đào Văn Hùng, Phó giám đốc Petrolimex Sài Gòn cho rằng, 10 ngày tới công ty sẽ nâng nguồn cung cho thị trường TP HCM lên 400.000 m3. Trong đó, nhà kho tại nhà bè đang trữ 300.000 m3, bốn ngày tiếp theo sẽ nhập thêm 100.000 m3.

“Sức tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng Petrolimex Sài Gòn và các đại lý (từ 15h hôm qua đến 12h hôm nay) giảm 30% về mức 2.025m3 một ngày. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân đã dần trở về mức bình thường”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Phạm Văn Thoại, Tổng giám đốc Công ty MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), cho biết hôm nay, công ty đã có 2 tàu cập bến với sản lượng 15.000 m3 xăng A95. Ngày 17/10 sẽ nhập thêm hơn 16.000 m3 xăng A95 và hơn 4.000 m3 Do. Sang 23/10, công ty nhập tiếp hơn 12.000 m3 Do.

“Hai ngày qua, chúng tôi liên tục tăng sản lượng bán ở thị trường TP HCM. Theo đó, số lượng tiêu thụ xăng A95 là 2530 m3, Dầu Do là 1.660 m3. Hiện lượng xăng cung ứng ra các cửa hàng đã tạm đủ”, ông Thoại nói và cho rằng hai ngày nữa nguồn cung xăng dầu sẽ trở lại bình thường.

Ông Lê Văn Mỵ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn – đơn vị đang sở hữu 11 cửa hàng và 21 đại lý bán lẻ ở TP HCM – cho biết trưa nay đang thuê và điều động 7 xe bồn để nhập 2.000-4.000 m3 xăng để cung ứng cho các cửa hàng tại Hóc Môn.

 

Sở Công Thương TP HCM sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong 10 ngày tới

 

Tại họp báo thường kỳ chiều nay. Bộ Công Thương thừa nhận có hiện tượng thiếu nguồn cung xăng dầu cục bộ, đóng cửa. Tuy nhiên, bộ này cho rằng đây “không phải phổ biến. Bởi chỉ có trên 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động trên cả nước”.

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) những nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu rối ren thực tế là do nguồn hàng thiếu, chiết khấu giảm. Khiến hàng trăm cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngừng bán, hết hàng…

Ông Đông cũng thông tin, quý II giá xăng dầu tăng mạnh nhưng vẫn phải nhập khẩu. Trong khi quý III giá giảm mạnh khiến cho doanh nghiệp bị lỗ, không có nguồn hàng nhập khẩu.

Nguyên nhân cuối cùng khiến thị trường xăng dầu thời gian qua biến động, theo ông Đông là một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam bị tước giấy phép xăng dầu. Làm ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu.

Đồng quan điểm, theo lãnh đạo Sở Công Thương TP HCM. Một vài cây xăng vẫn còn thiếu hàng là do một số đầu mối ngừng nhập khẩu. Trong đó, Xuyên Việt Oil tạm ngưng dịch vụ nhập khẩu một tháng. Vậy nên nguồn cung cho các đơn vị phân phối tư nhân giảm.

Trước đây, Việt Oil cung ứng cho thị trường TP HCM 100.000-120.000 m3 một tháng. Ngoài đơn vị này, một vài đơn vị nhập khẩu nhỏ lẻ khác cũng gặp khó. Vậy nên các đầu mối nhập hàng từ những doanh nghiệp này khó có hàng.

 

 

Từ kỳ điều hành ngày 11/10. Bộ Tài chính đã điều chỉnh các phụ phí, chi phí kinh doanh xăng dầu (chi phí vận chuyển từ nhà máy lọc dầu về kho doanh nghiệp; premium trong nước…). Song lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho biết, đây mới là rà soát bước đầu. Bởi thực tế hiện nay các chi phí này tiếp tục tăng mạnh.

“Liên bộ sẽ rà soát tiếp để đảm bảo tính đúng, đủ các chi phí, để doanh nghiệp đảm bảo chi phí kinh doanh, có chiết khấu phù hợp với thương nhân phân phối, đại lý”. Ông nói thêm.

Ngoài chi phí, vấn đề tạo nguồn của doanh nghiệp cũng đang gặp vấn đề khi họ khó tiếp cận vốn do các ngân hàng siết tín dụng, tỷ giá ngoại tệ tăng cao…

Ông Đông cho hay. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước về hạn mức tín dụng. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn lực để tăng nhập, mua xăng dầu trong nước. Đặc biệt tháo gỡ cho các doanh nghiệp bị rút phép khi siết tín dụng.

 

 

Hiện 70% sản lượng xăng dầu trong nước được cung ứng từ hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.

Ông Đông nói thêm, vừa qua do lợi nhuận sản xuất từ dầu diesel lớn. Nên các nhà máy lọc dầu đã tăng sản xuất loại nhiên liệu này, khiến sản lượng từ xăng giảm. Về kịch bản điều hành nguồn cung tới đây, bên cạnh nguồn hàng từ hai nhà máy lọc dầu. Bộ Công Thương cho hay sẽ tính toán phân giao hạn ngạch (nhập khẩu, trong nước) cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đáp ứng đủ tổng nguồn thị trường.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, giải pháp cần kíp tới đây, vẫn là tăng chi phí vận chuyển trong nước, chi phí vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Cũng như các khoản premium nước ngoài, premium trong nước vào cơ cấu tính giá cơ sở. “Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ để điều chỉnh sớm nhất”, ông nói. Nhận xét chung, ông Hải nói, cung cầu thị trường nhiên liệu thế giới diễn biến xấu. Nhưng trong nước vẫn cơ bản đáp ứng nguồn cung cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng người dân.

 

 

 

Theo VNEXPRESS

 

Xem thêm một số tin tức khác tại đây